Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 kéo dài tới 5 ngày,áttriểndulịchViệtNamSaPavàmộtthậpkỷthoátxáoffice 365 hàng loạt trang báo, phóng sự truyền hình đưa tin về sức nóng của du lịch nội địa. Lần này, các tâm điểm du lịch được nhắc nhiều nhất về lượng khách kỷ lục hay những lễ hội độc đáo, đặc sắc không phải là những cái tên quen thuộc như Đà Lạt hay Nha Trang, mà là Sa Pa!
Sa Pa ghi điểm
Suốt một tuần của kỳ nghỉ kéo dài từ 27.4 - 3.5, dọc các tuyến phố Sa Pa là hương hoa hồng ngào ngạt, những âm thanh náo nhiệt, hò reo không ngớt của du khách trước các màn trình diễn đường phố và lễ diễu hành tại lễ hội hoa hồng lớn nhất từ trước đến nay, do UBND thị xã Sa Pa phối hợp cùng Sun World Fansipan Legend (khu du lịch thuộc Tập đoàn Sun World của Sun Group) tổ chức.
34 chiếc ô tô, xe điện, xe cổ và cả xe ngựa kéo, được trang hoàng bởi 4 vạn bông hoa hồng tươi di chuyển từ thung lũng hoa hồng lớn nhất Việt Nam dọc theo các tuyến phố trung tâm. Cùng với đó là màn diễu hành của hơn 500 diễn viên, nghệ nhân cùng người dân đồng bào các dân tộc đang sinh sống của Sa Pa trong trang phục truyền thống của chính mình.
Cũng trong khuôn khổ lễ hội, Sun World Fansipan Legend khánh thành không gian văn hóa Tây Bắc tại khu vực nhà ga đi cáp treo. Đây là nơi quy tụ nét đẹp văn hóa truyền thống của 5 dân tộc thiểu số tại Sa Pa gồm H'Mong, Dao, Tày, Giáy, Xa Phó, cùng các hoạt động văn hóa nghệ thuật thu hút rất đông du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Chỉ riêng trong kỳ nghỉ lễ, Sa Pa đón 185.000 lượt du khách, tăng gần 90% so với cùng kỳ năm 2022 và gấp 2 - 3 lần so với cùng kỳ năm 2019, thời kỳ hoàng kim của du lịch Việt. Doanh thu từ du lịch là 630 tỉ đồng, tăng gần 116% so với cùng kỳ 2022, gấp 2,6 lần năm 2019. Như vậy từ 2019 đến 2023, mức chi tiêu trung bình của du khách trong dịp lễ tại Sa Pa đã tăng từ gần 3 triệu đồng/người đến 3,4 triệu đồng/người. Nỗi lo khách "ở ngắn, chi tiêu ít" đã không còn "ám ảnh" những người làm du lịch của thị xã này.
Bà Hoàng Thị Vượng, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin Sa Pa chia sẻ, trong kỳ nghỉ dài ngày, Sa Pa đón lượng khách lớn nhờ sản phẩm du lịch mới, đặc biệt là các sự kiện văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, tạo hiệu ứng hút khách.
Đại diện nhiều đơn vị lữ hành cũng nhận định, nhờ cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, nhiều khu vui chơi giải trí, lễ hội suốt 4 mùa, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, trải nghiệm không chỉ riêng trong dịp lễ, nên lượng khách đổ về Sa Pa và mức chi tiêu ngày một tăng qua các năm.
Sản phẩm độc đáo là "chìa khóa"
Trước năm 2012, những ấn tượng của du khách về Sa Pa là điểm đến có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, giàu bản sắc văn hóa, song du khách đến đây chỉ có thể tham quan vài danh thắng quen thuộc như suối Vàng, thác Tình Yêu, vào bản Lao Chải, Tả Van, còn chinh phục "nóc nhà Đông Dương" chỉ là trải nghiệm của một số ít những người ưa mạo hiểm. Vì thế, khách đến Sa Pa khi ấy chưa tới 500.000 lượt/năm và thời gian lưu trú không quá 2 ngày, thấp hơn lượng khách quý 1 năm nay đến gần 200.000 lượt.
Bước ngoặt của du lịch Sa Pa diễn ra vào năm 2016, sau khi tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai được đưa vào sử dụng cùng hàng loạt các dự án "khủng" của các nhà đầu tư tư nhân, tiêu biểu là Tập đoàn Sun Group. "Át chủ bài" kéo khách nườm nượp đổ về Sa Pa phải kể tới khu du lịch Sun World Fansipan Legend, với tuyến cáp treo 3 dây đạt nhiều kỷ lục thế giới, giúp du khách dễ dàng chinh phục "nóc nhà Đông Dương" và chiêm bái quần thể tâm linh thâm nghiêm giữa mây ngàn.
Hạ tầng lưu trú ở Sa Pa cũng bước sang trang mới với hàng loạt dự án nghỉ dưỡng cao cấp. Nếu trước năm 2016, Sa Pa chỉ có khoảng 3.000 phòng khách sạn và không có phòng khách sạn 5 sao nào, thì hiện nay thị xã có tới 570 cơ sở lưu trú với hơn 6.000 phòng. Khách sạn 5 sao đẳng cấp quốc tế đầu tiên, Hotel de la Coupole - MGallery Sapa với phong cách thiết kế sang trọng, dịch vụ đẳng cấp, được World Luxury Hotel Awards gọi tên "khách sạn có thiết kế xuất sắc nhất thế giới năm 2019", trở thành điểm đến yêu thích của dòng khách hạng sang.
"Cái bắt tay" làm nên đẳng cấp
Ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Du lịch Lào Cai nhấn mạnh: "Chúng tôi đánh giá cao chuỗi công trình, sản phẩm do Sun Group đầu tư cho Sa Pa, chúng có sự gắn kết chặt chẽ. Từ trên núi cao có các công trình cáp treo, tàu hỏa leo núi, các công trình tâm linh. Xung quanh khuôn viên Sun World Fansipan Legend cũng được đầu tư cảnh quan với các loại cây đặc trưng của Sa Pa. Trong khi cơ sở lưu trú Hotel de la Coupole cũng rất đẳng cấp, được nhiều du khách yêu mến. Đầu tư đồng bộ như vậy tạo ra cho nơi đây các sản phẩm du lịch rất đặc biệt".
Song, không chỉ có sản phẩm, cái bắt tay giữa chính quyền với doanh nghiệp trong phát triển du lịch đã tạo nên cho Sa Pa thật nhiều lễ hội và sự kiện suốt 4 mùa. Từ lễ hội Khèn Hoa - Hội xuân mở cổng trời, đến lễ hội hoa hồng, lễ hội mùa vàng và lễ hội mùa đông - thiên đường tuyết rơi. Đặc biệt, các sự kiện và lễ hội ở Sa Pa luôn được đổi mới qua mỗi năm. Vì thế, trở lại Sa Pa vào bất cứ thời điểm nào, du khách cũng cảm nhận được sự mới lạ, háo hức như lần đầu.
Lưu giữ bản sắc văn hóa vùng cao, vốn được xem là thế mạnh của du lịch Sa Pa, địa phương và các doanh nghiệp đã chung tay, đưa nét đẹp ấy "hồi sinh" trong những sản phẩm du lịch. Bên cạnh trải nghiệm du lịch cộng đồng trong các bản làng, giờ đây tại ngay khu du lịch Sun World Fansipan Legend, du khách cũng có thể tận hưởng trọn vẹn nét truyền thống của Sa Pa xưa. Đó là giải đua Vó ngựa trên mây kịch tính, đám cưới người Dao hay tục cướp vợ người H'Mong… tất cả được tái hiện đầy chân thật tại Không gian văn hóa Tây Bắc.
Kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa, thị xã đặt mục tiêu đón 3,5 triệu lượt khách, tăng gấp 3 lần so với dịp kỷ niệm 10 năm trước. Đây là lời khẳng định cho bước tiến vượt bậc của du lịch Sa Pa, điểm đến sở hữu thế mạnh thiên nhiên, bản sắc văn hóa cùng hàng loạt sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có.