Sáng 1/11,ườiSàiGòngóptiềnsửađườngngậhiệp khách giang hồ ông Kiêm, 50 tuổi, đứng trên vỉa hè trước tiệm cắt tóc nhìn về đường An Phú Đông 35, phường An Phú Đông, đầy rẫy ổ gà, sình lầy. Đoạn đường dài gần 400 m, cách quốc lộ 1 hơn một km, vừa được bơm tháo nước để bắt đầu sửa chữa giúp 114 hộ dân hai bên đường thoát cảnh ngập kéo dài suốt 6 tháng.
Theo ông Kiêm, từ tháng 5 khi bắt đầu mùa mưa, con đường này đã trở thành sông vì không có cống thoát nước. Hàng ngày ôtô qua lại nhiều làm mặt đường hư hỏng tạo hàng trăm ổ gà to nhỏ ẩn dưới vũng nước, người đi xe máy thường ngã nhào.
Có hôm mưa lớn nước tràn vào căn nhà cấp bốn của ông Kiêm làm hư hỏng đồ đạc. Dù ông đã ba lần nâng nền, vỉa hè, xây thêm hàng gạch ở lối đi nhưng vẫn không hiệu quả. Ông cho biết, trước đó tiệm mỗi ngày có khoảng 20 khách hớt tóc. Từ khi đường hư hỏng, nước đọng đen ngòm, tiệm dần vắng khách, mỗi ngày chỉ 3-4 người tới cắt tóc, ảnh hưởng thu nhập.
Suốt thời gian qua ông cùng hàng chục hộ dân khác nhiều lần kiến nghị lên phường để tìm phương án khắc phục. Đến tháng 10, sau nhiều lần họp dân, hai bên thống nhất cách thực hiện quận và người dân cùng chia đôi kinh phí sửa đường. Theo đó, mỗi nhà sẽ góp tiền dựa trên bề ngang mặt tiền, mỗi mét là 800 nghìn đồng. "Tôi mong sửa tuyến đường này cho xong để còn làm ăn, ổn định cuộc sống", ông Kiêm nói, cho biết nhà bề ngang 5 m nên đóng 4 triệu đồng.
Sống gần nhà ông Kiên, anh Thật, 35 tuổi, vui vẻ dù phải bỏ ra 3,2 triệu đồng để góp tiền sửa đường trước căn nhà bề ngang 4 m. Đường ngập từ lâu làm đảo lộn sinh hoạt của gia đình. Anh kể, vào lúc cao điểm mùa mưa, phải thức trắng đêm để tát nước ngập tránh hỏng máy móc sửa xe máy do xe tải chạy ngang tạo sóng tràn vào nhà. Lúc có triều cường, nước dâng đến tận chiếu, giường ngủ, dù anh đã chặn bao cát, bêtông trước cửa.
Để đẩy nhanh tiến độ, anh Thật dự định sẽ góp thêm sức vận chuyển đất đá phụ đơn vị thi công. "Tôi chủ động góp tiền và cả sức cùng làm với quận để làm nhanh hơn, đường không còn ngập thì cuộc sống sẽ ổn định", anh nói.
Lý giải việc đường ngập kéo dài, bà Võ Thị Ngọc Lan, Chủ tịch UBND phường An Phú Đông cho biết, từ cuối tháng 6, đơn vị đã đề xuất quận sửa đường nhưng chưa thực hiện do thiếu kinh phí sau đó phải đổi qua chủ trương nhà nước và người dân cùng làm. Cách này ban đầu cũng gặp khó vì một số hộ không đồng ý với lý do "đường nhà nước, nhà nước phải sửa".
Đến khi đơn vị thuyết phục được tất cả hộ hai bên đường đồng ý thì số tiền mỗi nhà phải đóng quá cao, gây trở ngại. Đơn vị sau đó phải vận động thêm các nhà ở trong hẻm, cuối đường để san sẻ bớt kinh phí. Trong đó, quận sẽ chi khoảng 1,9 tỷ đồng để làm hệ thống cống còn người dân đóng góp 1,7 tỷ đồng làm mặt đường.
Việc cải tạo bắt đầu thực hiện từ tháng 11, dự kiến hoàn thành sau hơn một tháng. "Phường phải vận động họp dân 4-5 buổi, nhiều lần thay đổi chủ trương, kinh phí gây khó khăn, chúng tôi phải cố gắng thuyết phục để lấy được sự đồng thuận của tất cả", bà Loan nói.
An Phú Đông 35 là một trong 5 đường được sửa chữa, nâng cấp dựa trên nguồn kinh phí của quận và người dân trong đợt này với tổng kinh phí hơn 12 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp một nửa. Riêng tuyến đường Huỳnh Thị Hai, phường Tân Chánh Hiệp, người dân thậm chí đầu tư hoàn toàn để thực hiện.
Theo ông Đậu An Phúc, Phó chủ tịch UBND quận 12, địa phương tách từ huyện Hóc Môn nên còn nhiều đường nông thôn, không có hệ thống thoát nước. Qua thời gian bêtông hoá, nước không thể thoát ra kênh rạch tự nhiên dẫn đến ngập kéo dài.
Quận hàng năm đăng ký duy tu các đường này với thành phố nhưng kinh phí hạn hẹp chậm thực hiện khiến đường ngày càng xuống cấp. Do vậy chính quyền phải theo chủ trương nhà nước và người dân cùng làm để thúc đẩy việc nâng cấp.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, đóng góp tài chính của người dân đã giúp mở rộng, chống ngập cho 88 tuyến đường, hẻm; hơn 2/3 trong số này người dân bỏ 100% kinh phí. Ở một số nơi, các hộ khó khăn thì hiến đất mở rộng, góp sức phụ làm cùng đơn vị thi công.
Quá trình thực hiện, người dân chủ động chọn đơn vị thi công, chính quyền sẽ giám sát dựa theo quy chuẩn và kiểm thu chất lượng, kỹ thuật công trình. "Việc này có lợi cả đôi bên, rút ngắn được thời gian và cả quy trình thay vì phải chờ phân bổ ngân sách", ông Phúc nói.
Bằng cách nhà nước và người dân cùng làm, quận 7 đã xoá ngập cho hàng loạt tuyến đường, hẻm, mở rộng bề ngang mặt đường, cầu để xe cứu hoả dễ tiếp cận. Ông Nguyễn Đức Trí, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận 7, cho biết theo quy trình duy tu một tuyến đường quận phải đề xuất lên thành phố ghi vốn từ đầu năm để Sở Kế hoạch Đầu tư thông qua danh mục rồi trình ra HĐND TP HCM phê duyệt, sau đó phải chờ cấp kinh phí để thực hiện.
Đối với những công trình nhỏ thì bố trí ngân sách để sửa chữa tốn nhiều thời gian, qua nhiều quy trình do đó việc huy động nguồn xã hội hoá để làm sẽ nhanh hơn. Theo ông Trí, ban đầu người dân ái ngại khi đóng góp tiền hoặc hiến đất nâng cấp đường. Tuy nhiên khi đơn vị vận động được một số nơi làm được, hộ dân thấy hiệu quả nên đã cùng thực hiện, từ đó hình thức này được nhân rộng.
Để cải tạo hiệu quả, quận chia thành 3 nhóm gây ngập đường do triều cường khi cốt đường thấp, hệ thống cống quá nhỏ và đường không có hệ thống thoát nước nhằm đưa giải pháp xử lý phù hợp số tiền người dân bỏ ra.
\u0110\u01b0\u1eddng Nguy\u1ec5n V\u0103n Qu\u1ef3 khang trang, tho\u00e1t c\u1ea3nh ng\u1eadp sau khi \u0111\u01b0\u1ee3c n\u00e2ng c\u1ea5p so v\u1edbi c\u1ea3nh chi ch\u00edt \u1ed5 g\u00e0, \u1ed5 voi, \u0111\u1ecdng n\u01b0\u1edbc tr\u01b0\u1edbc \u0111\u00f3. \u1ea2nh: \u0110\u00ecnh V\u0103n<\/em><\/p>"'>Với những tuyến đường kinh phí sửa chữa cao, đơn vị vận động thêm mạnh thường quân, công ty phát triển nhà ở thương mại ở khu vực để làm vì cộng đồng. Ông dẫn chứng, đoạn đường Nguyễn Văn Quỳ dài hơn 500 m dưới chân cầu Phú Mỹ thoát cảnh ngập nước với hàng trăm ổ gà, ổ voi khi doanh nghiệp, người dân đóng góp hơn 3 tỷ đồng hồi tháng 6/2023 để cải tạo.
Ngoài đóng góp chống ngập đường gần đây, người dân TP HCM từng hiến đất, hùn tiền, công sức mở rộng, nâng cấp gần 1.300 tuyến hẻm, đường. Chủ trương này góp phần đẩy nhanh việc chỉnh trang đô thị, cải thiện môi trường sống của người dân trong bối cảnh ngân sách còn hạn hẹp.
Đình Văn