Nếu họng gió điều hòa trong xe có mùi chua đặc trưng,ẹongănđiềuhòaôtôbốcmùcá độ bóng đá nhất là khi mới khởi động xe, khả năng cao các loại nấm, mốc đã hình thành và phát triển bên trong hệ thống điều hòa. Khu vực dễ bị nấm mốc nhất của hệ thống điều hòa là dàn bay hơi và họng gió.
Nước ngưng tụ ở dàn bay hơi được thải ra ngoài qua một đường ống dẫn, có thể dễ thấy điều này khi bật điều hòa chế độ lạnh trong một ngày ẩm, nhiệt độ cao, lúc đậu xe sẽ thải ra nước ở dưới gầm. Nếu ống dẫn bị nghẹt, khiến nước đọng lại ở dàn ngưng tụ trong thời gian dài, sẽ tạo ra môi trường lý tưởng để nấm mốc sinh sôi.
Ngoài ra, trong trường hợp thời tiết nóng, ẩm, tài xế bật điều hòa nhiệt độ thấp, khi tắt máy hiện tượng ngưng tụ hơi nước sẽ xuất hiện ở họng gió, vì sự chênh lệch nhiệt độ giữa họng gió và môi trường bên ngoài. Việc họng gió ẩm cũng là tác nhân khiến nấm mốc phát triển.
Nấm mốc hình thành bên trong hệ thống điều hòa không khí sẽ phát tán các bào tử mốc và vi khuẩn vào khoang xe, gây mùi khó chịu, và gây hại cho sức khoẻ người trên xe, đặc biệt những người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, dễ viêm đường hô hấp.
Thợ kỹ thuật khuyên, cách tốt nhất là phòng tránh hơi ẩm ngưng đọng là tập thói quen tắt hẳn hệ thống điều hòa (A/C OFF) khoảng 5 phút trước khi dừng xe, sử dụng chế độ lấy gió ngoài để tuần hoàn không khí tươi, bật quạt gió ở mức cao nhất. Việc tắt điều hòa và lấy gió ngoài sẽ khiến cân bằng nhiệt độ với môi trường bên ngoài, làm khô họng gió, tránh ngưng tụ hơi nước. Đây chỉ là thói quen để phòng tránh hình thành nấm mốc, không có tác dụng khi nấm mốc đã hiện diện trong hệ thống điều hòa.
Nếu xe có mùi ẩm mốc từ họng gió, tài xế có thể tự thay đổi lọc gió, hoặc sử dụng những dung dịch vệ sinh họng gió điều hòa, được bán với giá từ 100.000-200.000 đồng ở các cửa hàng chăm sóc xe. Nếu các cách thức trên đều không hữu hiệu, tài xế có thể yêu cầu dịch vụ vệ sinh hệ thống điều hòa chuyên sâu, giá từ 1-1,5 triệu đồng.
Tân Phan